Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Những loại thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính vì rối loạn chuyển hóa đường glucose trong máu vì cơ thể thiếu insulin hoặc cơ thể bị giảm đáp ứng với tác dụng của insulin làm lượng đường trong máu tăng cao. Để phòng ngừa được bệnh đái tháo đường ngoài những việc thay đổi thói quen tích cực vận động vận động thể lực thì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng.


Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận, liệt dương…Theo như quy trình xử lý sau khi chúng ta ăn uống thì tuyến tụy có chức năng sản xuất ra insulin để vận chuyển chất đường glucose trong máu đi đến nuôi các tế bào trong cơ thể nhưng khi tiểu đường xảy ra quá trình này bị đảo lộn, kết quả dẫn đến chất đường trong máu sẽ tăng cao.  Chính vì vậy nguồn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị bệnh tiểu đường.



Danh sách thực phẩm phòng ngừa bệnh tiểu đường

Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm giúp phòng ngừa được bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn các loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình.

Trà xanh giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường


Đứng đầu danh sách nguồn thực phẩm đồ uống giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường đó là tra xanh. Theo các nhà khoa học uống trà xanh hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu chính vì vậy sự lựa chọn trà xanh là nguồn thực phẩm phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Ngoài tác dụng phòng bệnh tiểu đường, trà xanh còn tác dụng phòng chống ung thư, chống lão hóa rất tốt.


Giấm tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường


Thực phẩm phòng ngừa bệnh tiểu đường đứng thứ 2 là nước giấm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường ĐH Arizona (Mỹ) cho thấy, việc uống khoảng 2 thìa giấm trước mỗi bữa ăn sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu bệnh nhân tiểu đường tới 25%. Đặc biệt, theo các nhà nghiên cứu của Italia, uống giấm rượu táo trong bữa ăn sẽ giảm lượng đường trong máu tới 30%.


Những loại thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường


Quế giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường


Quế không những là thực phẩm phòng ngừa bệnh tiểu đường mà nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt. Uống 1/4 thìa bột quế mỗi ngày giúp tăng phản ứng với insulin, giảm chứng viêm sưng ở phụ nữ lớn tuổi, và giúp làm giảm lượng đường ở bệnh nhân tiểu đường.


Táo thực phẩm phòng ngừa bệnh tiểu đường


Táo cũng được xếp vào một trong những thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường. Một công trình nghiên cứu của Phần Lan cho rằng, những thực phẩm có lượng chất quercetin cao, chẳng hạn như táo, giúp làm giảm tiểu đường. Những nguồn giàu quercetin khác là cà chua, dâu tây và các loại rau có lá xanh.

Tỏi giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường


Xếp thứ 5 trong danh sách thực phẩm phòng ngừa bệnh tiểu đường là tỏi. Công trình nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng con người thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, tỏi làm hạ thấp lượng đường cũng như làm tăng lượng insulin trong máu.

Cam nguồn thực phẩm giúp phòng bệnh tiểu đường


Sau táo đó là cam cũng được xem là thực phẩm phòng ngừa bệnh tiểu đường. Cam có chứa nhiều vitamin C và các chất chống ôxy hoá, nên bệnh nhân tiểu đường có thể dùng cam để ăn vặt hàng ngày và thường xuyên.

Socola đen


Socola đen được xếp vào trong danh sách các thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. Theo các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Tufts, sôcôla đen làm tăng phản ứng với insulin, giúp chống lại tình trạng kháng insulin, và như vậy việc sử dụng insulin của cơ thể sẽ hiệu quả hơn.
Đọc thêm »

Thứ Năm, 3 tháng 8, 2017

Người mắc bệnh tiểu đường có nên uống nhiều nước không

Những người mắc bệnh đái tháo đường thường có suy nghĩ cũng như lý giải nhầm là cho rằng uống nhiều, đi vệ sinh nhiều là triệu chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường. 



Lại có những người bệnh lo lắng rằng đái nhiều sẽ làm cho một khối lượng lớn đường theo nước tiểu bị bài tiết ra bên ngoài, hoặc lo lắng uống nước nhiều sẽ  làm tăng thêm gánh nặng cho thận dẫn đến phù thũng theo đó không dám uống nước.sự thật, những suy nghĩ này đều không đúng, nếu làm như vậy thì chỉ đem lại hậu quả có hại mà không có lợi cho thân thể. trái lại, trên thực tại những người bệnh tiểu đường càng cần phải uống nhiều nước.

Lí do của bệnh tiểu đường


Trước hết, đái nhiều là do hậu quả của đường huyết tăng cao dẫn đến chứ không phải là do uống nhiều nước. Đối với cơ thể mà nói, nếu đường huyết tăng quá cao thân thể có thể thông qua việc tăng đào thải nước tiểu để đưa đường từ nước giải bài tiết ra bên ngoài. Do lượng nước giải bài tiết ra bên ngoài quá nhiều làm toàn thân bị mất đi một khối lượng nước lớn dẫn đến trung khu thần kinh trung ương bị kích thích gây ra hiện tượng khát nước, làm cho người mắc bệnh có quan tâm uống nước nhiều. Cũng có khả năng nói rằng bệnh nhân có quan tâm uống nước nhiều là do phản ứng kích thích của toàn thân đôí với việc đường huyết bị tăng quá cao, đó chính là phương thức tự bảo vệ của toàn thân.


Tiếp theo đó là lượng đường bị bài xuất ra ngoài theo nước giải ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ nguy kịch của bệnh đái đường chứ không phải tùy thuộc vào việc uống nướcvà số lượng nước đái nhiều hay ít. Lúc uống nhiều nước thì lượng nước đái tăng lên và nồng độ đường trong nước giải giảm xuống chứ không phải tổng số lượng đường bị mất đi theo nước đái tăng lên.


nguoi-mac-benh-tieu-duong-co-nen-uong-nhieu-nuoc-khong


Ngoài ra, đối với công dụng của thận bình thường mỗi ngày có thể bài xuất một lượng đáng kể các sản phẩm acid chuyển hoá, các sản phẩm protid phân giải, nhưng ở người già hoặc những người công dụng thận bị suy giảm thì chức năng bài tiết cũng suy giảm, thậm chí phát sinh trở ngại, nguy kịch hơn thì các tác phẩm kể trên bị tích lại trong máu dẫn đến tình trạng nhiễm độc nước đái. Nhưng bất kì do công dụng thận thông thường hay bị tổn thương thì vẫn phải có chức năng xuất hiện là bài xuất nước Vì vậy việc uống nước nhiều không thể làm tăng gánh nặng hơn cho thận kể cả đối với những người bị bệnh lý về thận do tiểu đường hoặc ở những người tác dụng thận bị giảm bớt thì cũng không làm tăng tốn kém đến chức năng thận.tuy nhiên đối với những trường hợp tác dụng thận suy giảm cấp tính, kèm theo có phù thũng thì phải suy nghĩ, xem xét.

Người mắc bệnh đái đường nếu như không uống đủ nước thì dẫn đến tình trạng cô đặc máu làm cho lượng đường thừa và các các chất cặn bã khác không có cách nào được đào thải ra bên ngoài dẫn đến áp lực thẩm thấu huyết tương tăng cao, Vì vậy bệnh nhân đái đường thường có triệu chứng khát nước.

Lấy một ví dụ như sau: mứt hoa quả và rau muối, mứt hoa quả là do dùng đường để ướp hoa quả, đường làm cho nước ở trong hoa qủa bị hút ra ngoài mà làm nên mứt hoa quả; rau muối là dùng muối để muối rau, muối làm cho nước ở trong rau bị hút ra bên ngoài mà làm nên rau muối. Cũng như vậy, nếu các cơ quan lục phủ, ngũ tạng của con người bị ‘‘ướp’’ trong tình trạng đường huyết cao thì nước trong các tạng phủ sẽ bị đường huyết hút ra để sau đó biến thành ‘‘mứt hoa quả’’ hay ‘‘rau muối ’’ vậy. Khi tế bào mất nước nguy kịch thì dẫn đến hôn mê do đái đường tăng áp lực thẩm thấu, gây thiệt hại rất nguy hiểm đối với cơ thể.

Uống nước nhiều đối với người mắc bệnh tiểu đường đưa lại những ích lợi:


1. Uống nước có lợi trong việc thải trừ các chất chuyển hoá có độc trong cơ thể ra bên ngoài, có khả năng phòng ngừa được nhiễm trùng tiết niệu, làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc chống khuẩn.

2.  Làm tăng lưu lượng máu, cải thiện tuần hoàn máu ngoại vi, làm giảm độ dính của máu, làm giảm phát sinh và phát triển các biến chứng bệnh lý do bệnh đái đường gây ra.

3. Làm giảm tăng áp lực thẩm thấu huyết tương, đề phòng đái đường dẫn đến hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu và tiểu đường dẫn đến nhiễm toan ceton.

Con người thường không biết đến tầm quan trọng của nước vì nước rất dễ tìm được trong đời sống hàng ngày, rất chúng ta nghĩ rằng uống nước hay không cũng đựơc.sự thực, nước cũng giống như chất đạm,  vitamin là rất cấp thiết với sự sinh tồn của thân thể con người, là vật chất để duy trì hoạt động căn bản nhất của sự sống, là một trong những yếu tố dưỡng chất cơ bản.


Nước là cấp thiết cho sinh mạng của vật chất và là sự cấu thành phổ biến của vật chất, nước không chỉ là dung môi của rất nhiều chất chất dinh dưỡng mà còn tham gia làm nên tế bào, đồng thời là môi trường phụ thuộc ở bên ngoài tế bào và tế bào thông qua môi trường này tiếp thu các chất dinh dưỡng.

Rất đơn giản thấy nếu không đủ nước có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ sự chuyển hoá của thân thể. Người ta đã từng làm thí nghiệm chứng minh trên toàn thân con người, nếu chỉ uống nước mà không ăn thì vẫn sống được 7 ngày, nhưng nếu không ăn, không uống thì chỉ sau 3 ngày sẽ chết. Điều này chứng tỏ rằng nước rất quan trọng đối với duy trì sự sống (trong toàn thân con người hàm lượng nước chiếm khoảng 60%, ở trẻ con hàm lượng  nước càng cao).

Người khoẻ mạnh mỗi ngày cần bổ sung một lượng nước từ bên ngoài đưa vào khoảng 1500 – 2500ml, trung bình là 2000ml. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì lượng nước đưa vào càng cần nhiều hơn để đề phòng mất nước.Sau vận hành mạnh, hay thời tiết nắng nóng càng cần uống nhiều nước hơn bình thường.

Rất nhiều bệnh nhân chỉ đợi tới lúc khát mới uống nước.Trên thực tế khi cơ thể con người cảm thấy khát ,thì môi trường nước trong cơ thể con người đã mất đi sự cân bằng, tế bào trong toàn thân đã ở trạng thái mất nước nhẹ.Vì thế, phải luôn luôn uống nước, uống ít một, uống làm nhiều lần, hoàn toàn cấm uống một lúc một lượng nước lớn để tránh phá vỡ sự cân bằng của nước và các chất điện giải trong cơ thể.

Bệnh nhân đái đường uống các loại nước không có đường như: nước đun sôi để nguội, nước trà loãng, nước khoáng…tuỵêt đối không nên uống các đồ uống có đường như: CocaCola, Sprite, Seven up…Trước, trong và sau vận động đều cần uống nước, mỗi lần có thể uống khoảng 150ml là hợp lý.
Đọc thêm »

Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Hỗ trợ ổn định đường huyết bằng cây sả

Sả không còn xa lạ gì với chúng ta vì nó được sử dụng làm một loại gia vị hấp dẫn cho món ăn và ngoài ra nó còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Nhưng ít người biết rằng ở Do Thái người ta sử dụng cây này để chữa bệnh tiểu đường.

Chữa tiểu đường bằng sả

Khả năng chữa bệnh tiểu đường của cây sả chính thức được công nhận từ sau nghiên cứu của các nhà khoa học trường đại học Ben Gurion thuộc vùng Negev, Do Thái.


Khả năng chữa tiểu đường của sả đã được các nhà khoa học chứng minh

ho-tro-on-dinh-duong-huyet-bang-cay-sa


Họ đã phát hiện ra, lượng dầu thơm có trong cây sả không chỉ là chất giúp an thần, ngủ ngon, thông kinh hoạt lạc, cải thiện tuần hoàn máu mà chúng còn duy trì nồng độ đường trong máu ở mức ổn định. Ngoài ra, thường xuyên dùng sả còn giúp người tiểu đường ngăn chặn biến chứng huyết áp cao thường gặp.

Điều đặc biệt hơn, loại gia vị quen thuộc này còn có khả năng kháng lại sự phát triển của các tế bào ung thư, cụ thể, 1g sả có thể diệt được 1 tế bào ung thư trong ống nghiệm.

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng sả hiệu quả nhất

Chữa tiểu đường bằng sả

Chuẩn bị: 5-7 cây sả

Cách làm: Sả mang rửa sạch, dùng dao đập dập thân cây rồi thêm 2 lít nước vào nồi đun sôi sả trong vòng 10 phút, để nguội dùng uống thay nước lọc hằng ngày. Kiên trì sử dụng trong khoảng 60 ngày để lượng đường huyết ổn định trở lại.


Ngoài việc điều trị tiểu đường, nước sả cũng sẽ giúp bạn có 1 hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hiếm khi bị đau bụng, tiêu chảy hay đầy hơi.

ho-tro-on-dinh-duong-huyet-bang-cay-sa


Một số bài thuốc chữa bệnh khác từ sả

Chữa đau bụng kinh: Với chị em phụ nữ hay bị đau bụng khi đến tháng, không cần dùng đến các loại thuốc giảm đau nhiều tác dụng phụ mà chỉ cần ép khoảng 5 cây sả hòa lẫn 1 chút nước lọc để uống sẽ thấy cơn đau giảm đi và chu kì kinh nguyệt cũng đều đặn hơn.

Chữa đau lưng, đau thần kinh tọa: Dùng tinh dầu sả kết hợp với dầu dừa theo tỷ lệ 1:1 rồi bôi vào các chỗ bị đau, kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng chỉ 1 lúc khi các tinh dầu ngấm vào da bạn sẽ thấy đỡ đau ngay.

Giảm cân: Với những người đang muốn cải thiện cân nặng của mình thì việc thêm sả vào bữa ăn là sự lựa chọn hoàn hảo. Sả sẽ giúp giảm calo trong các món ăn và giúp đốt cháy lượng chất béo còn dư, ngăn không cho chúng tích lũy thành mỡ thừa.

Giải rượu” giã nát 1 bó sả, chắt lấy 1 chén nước cốt cho người say uống sẽ giúp tỉnh táo trong thời gian ngắn, không hề bị đau nhức đầu.

Làm sạch gàu, dài tóc: Nấu nước sả để gội đầu sẽ giúp tóc dầy, nhanh dài, ít gàu, ít rụng.

Chữa cảm cúm: nấu nước sả (để nguyên cả lá và củ) rồi xông hơi

Chữa hôi miệng: Chọn củ sả non rửa sạch, phơi khô, tán thành bột mịn, hằng ngày pha với nước ấm súc miệng vừa thơm miệng lại chắc răng.
Đọc thêm »

Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Lá dứa điều trị bệnh tiểu đường

Hiện nay việc điều trị bệnh tiểu đường, ngoài việc sử dụng thuốc thường xuyên thì chế độ dinh dưỡng và vận động thể chất đóng vai trò không hề kém với việc điều trị. Ngoài ra các bệnh nhân tiểu đường đều tin tưởng vào những bài thuốc dân gian vì nó mang lại hiệu quả tích cực.




Từ xưa đến nay lá dứa được các mẹ sử dụng nhiều trong các món ăn hay nấu chè vì hương thơm quyến rũ của nó. Nay lá dứa còn được biết thêm mới công dụng trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả mà không lo sợ tác dụng phụ như khi dùng thuốc. Hãy xem cách dùng lá dứa trị bệnh như thế nào nhé !


Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa

Cách 1: Lá Dứa mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá Dứa nầy uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0.7 lít nước lá Dứa, nên uống trước bữa ăn tầm 30 phút.. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.


Lá dứa điều trị bệnh tiểu đường


Cách 2:

– Lá dứa cuộn lại chừng một nắm tay của bệnh nhân là đủ.

– Để nguyên, không cần thái nhỏ.

– Rửa sạch, cho vào nồi hay ấm sắc thuốc cũng được.

– Đổ nước ngập lá dứa chừng một gang tay là đủ.

– Để lửa lớn, đun thật sôi, hạ lửa nhỏ, nấu cho đến khi thấy nước ra màu giống như nước trà xanh là được.

– Lấy nước đó uống thay nước uống hàng ngày.

Chú ý:

Nên theo dõi số lượng nước lá dứa uống mỗi lần và nên đo lượng đường thường xuyên trong giai đoạn mới uống lá dứa, như vậy có thể gia giảm số lượng nước lá dứa chữa trị bệnh tiểu đường của mình cho thích hợp, và tránh đừng để lượng đường xuống thấp quá, nhất là lúc đang lái xe, đang tắm, đang ngủ, sẽ rất nguy hiểm.
Đọc thêm »

Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Làm thế nào để nhận biết bệnh tiểu đường nhanh nhất

Hiện nay tỷ lệ người bệnh tiểu đường ngày càng cao, nếu như không may mắc căn bệnh này thì coi như sống chung với lũ cả đời. Nhưng nếu phát hiện bệnh sớm thì chúng ta có thể kiểm soát.


Tiểu đường tuýp 1 là khi cơ thể không có khả năng sản xuất insulin và chỉ chiếm khoảng 5% bệnh nhân tiểu đường. Tiểu đường tuýp 2 là cơ thể không có khả năng đáp ứng với insulin đúng cách và tỷ lệ này chiếm hơn 90% số bệnh nhân mắc bệnh. Đặc biệt ở tiểu đường tuýp 2 là các triệu chứng có thể ủ trong nhiều năm trước khi chúng ta nhận ra nó.

Những dấu hiệu có thể nhận biết nguy cơ tiểu đường yêu cầu chúng ta nhanh chóng đi khám và làm các xét nghiệm quan trọng đã được các chuyên gia y tế chỉ rõ như khát nước, cơ thể mệt mỏi, giảm cân, vết thương lâu lành, giảm thị lực,...


Một trong những yếu tố nguy cơ khá rõ là khát nước. Bình thường nếu khát nước có nghĩa là cơ thể chúng ta đang thiếu nước. Nhưng nếu khát nước quá mức là điều không bình thường và có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.



Theo các chuyên gia y tế, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có mức đường huyết trong máu cao sẽ lấy nước từ các tế bào pha loãng đường có trong máu làm các tế bào trong cơ thể thiếu nước kích thích não điều chỉnh cảm giác khát của cơ thể để bù nước. Vì nguyên nhân này mà bệnh nhân tiểu đường thường uống rất nhiều nước.

Dấu hiệu cũng dễ nhận thấy nhưng hay bị bỏ qua vì triệu chứng dễ bị lẫn sang những bệnh khác là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, gắt gỏng, mất ngủ.

Bệnh nhân tiểu đường không có khả năng sử dụng glucose có trong thức ăn phục vụ cho các hoạt động hàng ngày mà lấy trực tiếp năng lượng từ mô mỡ của cơ thể để tạo ra năng lượng. Vì vậy cơ thể phải dùng năng lượng nhiều hơn nên dẫn đến mệt mỏi hơn.

Lượng glucose có trong máu cao gây khó khăn cho việc vận chuyển oxi và dinh dưỡng tới nuôi các tế bào thần kinh, làm cho các tế bào thần kinh bị suy yếu. Dấu hiệu bị bệnh tiểu đường này thường thấy là bệnh nhân gắt gỏng, mất ngủ, lẫn lộn… tay chân tê bì, cảm giác đau đớn kém.


Cảm giác đói dữ dội là do mức độ insulin và glucose trong cơ thể giảm mạnh. Ở bệnh nhân tiểu đường, lượng đường có trong máu cao và cơ chế của cơ thể là tiết ra nhiều insulin để chuyển hóa đường vào trong cơ thể. Nhưng do cơ thể không thể sử dụng chức năng này và insulin trong cơ thể lại có khả năng kích thích cảm giác đói, insulin càng nhiều thì cơ thể càng cảm thấy đói.

Trong khi chúng ta cảm thấy đói và ăn nhiều nhưng lại bị giảm cân nhanh chóng thì không còn nghi ngờ gì nếu nghĩ đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Việc giảm cân ở đây được lý giải, do bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn cơ thể không thể sử dụng và được đào thải qua đường nước tiểu.

Khi những vết cắt, chỗ bầm tím quá lâu không lành khi hãy nghĩ ngay đến việc đi bác sĩ kiểm tra đường máu. Vết thương chậm lành được coi là dấu hiệu điển hình của bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là do lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nấm, nhiễm trùng da… do hệ thống miễn dịch bị ức chế và lượng đường trong máu cao làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể.

Các dấu hiệu da xấu đi, cảm giác ngứa ran, tê, sưng hay đơn giản là thường xuyên đi tiểu đêm, khả năng thị giác kém đi cũng là những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất để chúng ta nghĩ đến bệnh tiểu đường và cần đi làm xét nghiệm, sàng lọc định kỳ. Phát hiện sớm bệnh tiểu đường sẽ giúp chúng ta có hướng điều trị kịp thời giúp phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng.
Đọc thêm »

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Điều trị bệnh tiểu đường bằng cá lau kiếng

Gần đây tôi nghe thấy có nhiều người dùng cá lau kiếng để chữa bệnh đái tháo đường và bản thân tôi bị căn bệnh này đã nhiều năm nhưng chưa bao giờ nghe nói sử dụng phương pháp này để chữa bệnh. Xin hỏi bác sĩ thực hư của việc này. Tôi xin cảm ơn.



Minh Đức- 43 tuổi

TƯ VẤN:

Bạn thân mến!

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là tình trạng cơ thể không thể sản xuất insullin hoặc có thể nhưng lượng insullin sinh ra không đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng ở cả những người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân như ít vận động, béo phì, stress, ăn nhiều đồ ngọt và thịt màu đỏ… Tiểu đường được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm bởi nếu không được kiểm soát tốt bệnh có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.




Hiện nay có nhiều lời đồn cho rằng dùng cá lau kiếng trị tiểu đường rất hiệu quả. Có người còn khẳng định đã chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhờ phương pháp này. Tuy nhiên sự thật như thế nào? Hãy cùng chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Có thể dùng cá lau kiếng trị bệnh tiểu đường không?


Cá lau kiếng hay còn gọi là cá tì bà, đây là giống cá ngoại lai thuộc chi Hypostomus có nguồn gốc ở các nước khu vực Trung và Nam Mỹ. Trước phong trào nuôi cá cảnh, loại cá này được du nhập về Việt Nam và được khá nhiều người nuôi làm vật trang trí trong nhà.


Hiện nay ngoài công dụng làm cảnh, cá lau kiếng còn được người dân chế biến thành món ăn. Tuy nhiên việc sử dụng các lau kiếng trị bệnh tiểu đường thì chưa được kiểm chứng qua bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào.

Loài cá này có thể ăn được, tuy nhiên chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể nào của các nhà khoa học về thành phàn dinh dưỡng của loài sinh vật này. Và sự thật loài cá lau kiếng có thể trị bệnh tiểu đường được hay không thì cũng chưa có tư liệu hay nghiên cứu nào khẳng định. Đây chỉ là tin đồn thất thiệt vô căn cứ có thể do người bán buôn tạo ra nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ loại cá này.

Lời khuyên dành cho bạn:


Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, chính vì vậy khi dùng cá lau kiếng trị bệnh tiểu đường hay bất kì phương pháp dân gian nào khác bạn nên có sự chọn lọc, hỏi ý kiến của những người có chuyên môn trước khi áp dụng. Để kiểm soát tốt căn bệnh này bạn cần lưu ý những điều sau:

Duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải

Dành ít nhất 30 phút để tập thể dục mỗi ngày với các bài tập vừa sức

Chạy bộ giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả

Không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá

Lựa chọn thực phẩm phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị

Giữ cho tâm lý luôn được thoải mái

Kiểm tra đường huyết mỗi ngày bằng máy đo đường huyết cá nhân

Tái khám thường xuyên và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đọc thêm »

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng gạo lức

Có một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng sử dụng nhiều gạo trắng sẽ gây nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn, như vậy có nên chuyển qua ăn gạo lứt không?

Thưa BS Tuyết Hoa,
Tôi đọc thông tin trên mạng thấy nội dung sau:
“Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì làm tăng hàm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu trên 200.000 người Mỹ cho thấy, những người ăn gạo trắng đều dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: Những người ăn nhiều hơn 150g gạo trắng mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn những người ăn gạo lứt trong một tháng khoảng 17%. Mặc dù chỉ 2% số người trong nghiên cứu sử dụng gạo trắng nhưng kết quả này rất quan trọng.
Nhưng nghiên cứu trên những người ăn gạo lứt lại cho ra kết quả ngược lại, họ không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
Giống như nhiều loại ngũ cốc khác, gạo lứt có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần. Trong khi đó, cám và các vi khuẩn có lợi trong gạo trắng đã bị loại bỏ trong quá trình xay xát.
Điều này khiến cho gạo trắng có tỉ lệ Glycemic (GI) cao hơn, đây là nhân tố làm tăng hàm lượng đường trong máu”.
phong-ngua-benh-tieu-duong-bang-gao-luc

Tôi xin hỏi, nếu theo nghiên cứu trên thì người Việt Nam có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao phải không BS, vì chúng ta ăn một ngày đến 2-3 bữa cơm? Vậy tôi có nên chuyển sang ăn gạo lứt không? Mong BS Tuyết Hoa cho ý kiến, tôi xin cảm ơn!
Thanh Hải – Bình Chánh, TPHCM
Chào anh,
Gạo trắng thuộc nhóm carbohydrate có chỉ số đường (GI >70), cao hơn so với gạo lứt (# 60). Do gạo lứt (lức) còn có lớp vỏ bên ngoài, đây chính là chất xơ giúp chậm hấp thu đường, do vậy đường huyết ngay sau ăn 1 chén gạo trắng  sẽ tăng cao hơn đường huyết sau ăn 1 chén gạo lứt.
Những nghiên cứu gần đây ghi nhận người có chế độ ăn với thức phẩm có GI thấp trong nhiều năm thì nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 và bệnh mạch vành thấp hơn nhiều so với ăn nhóm thực phẩm có GI cao.
Tuy nhiên, những vùng như châu Á và Peru, nơi người dân ăn cơm gạo và khoai tây (vốn có chỉ số GI cao) nhưng lại không béo phì hoặc ĐTĐ nhiều hơn các dân tộc khác, có lẽ do thói quen ăn nhiều trái cây và rau cải góp phần tích cực giảm tác động lên đường huyết ở họ.
Khi chọn thực phẩm ăn uống, giới y học luôn khuyến cáo chúng ta hãy quan tâm đến nhóm có chỉ số GI thấp nhưng chính tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần hàng ngày mới là yếu tố quan trọng nhất và mạnh nhất có ảnh hưởng đến những bệnh mạn tính này (nghĩa là số gam carbohydrate ảnh hưởng lên mức đường huyết nhiều hơn là chỉ số GI).
Ngoài ra còn nhiều yếu tố chi phối sự ảnh hưởng của chỉ số GI trong thức ăn với đáp ứng đường huyết.
Ví dụ, GI thay đổi theo kiểu chế biến, thời gian lưu trữ, phương pháp nấu nướng, ngay cả cùng là khoai tây nhưng GI cũng khác nhau…, đáp ứng lên đường huyết rất thay đổi từ người này sang người khác, thay đổi trong cùng một người từ ngày này qua ngày khác vì tùy thuộc vào hàm lượng đường trong máu, mức độ kém nhạy cảm với insulin và nhiều yếu tố khác.

Đọc thêm »