Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Biến chứng khó lường của bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao có thể gây ra một số triệu chứng, bao gồm: mắt mờ, khát nước, đi tiểu thường xuyên mệt mỏi, đói, giảm cân. Sau nhiều năm, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác.


Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 1 phát triển trong một thời gian ngắn. Người có thể bị bệnh nặng hơn khi được chẩn đoán.

Với bệnh tiểu đường loại 2 phát triển chậm, một số người có lượng đường trong máu cao không có triệu chứng.

Biến chứng khó lường của bệnh tiểu đường

Sau nhiều năm, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác. Những vấn đề này được gọi là các biến chứng bệnh tiểu đường, bao gồm:

>>>> Tư vấn cách lựa chọn máy đo đường huyết tốt nhất trên thị trường hiện nay

- Vấn đề về mắt: khó nhìn thấy (đặc biệt là vào ban đêm), có thể mù trong tương lai. Các bệnh về mắt như giảm thị lực, đục thủy tinh thể, quáng gà, mù lòa... cũng là các biến chứng thường gặp. Do lượng đường huyết trong mạch máu cao, làm những mạch máu nhỏ tại võng mạc bị nghẽn, có thể bị vỡ gây tấy đỏ, sưng ứ gây ra tổn thương mắt và các bệnh võng mạc.

- Bệnh răng lợi: người bị bệnh tiểu đường lâu năm thường mắc phải các biến chứng về răng lợi do lượng đường trong máu cao dễ gây sâu răng, hôi miệng, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

- Tổn thương thần kinh ngoại vi là biến chứng thường thấy nhất ở bệnh nhân tiểu đường, trong đó biểu hiện ở chân là nghiêm trọng hơn cả: khô da, nứt nẻ, chai chân, lở loét, sưng phù và điều trị không khỏi… Tổn thương thần kinh ngoại vi dễ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây loét và có thể phải cắt cụt chi để bảo toàn tính mạng.

>>>> Địa điểm bán que thử tiểu đường chất lượng uy tín

- Gây tổn hại dây thần kinh trong cơ thể có thể, gây đau, ngứa ran, và mất cảm giác, rối loạn chức năng cương dương.

- Vấn đề về thận: có thể dẫn đến suy thận

- Hệ thống miễn dịch suy yếu, có thể dẫn đến nhiễm trùng thường xuyên hơn

- Tăng nguy cơ gây cơn đau tim hoặc đột quỵ, mỡ máu và đột quỵ, rất dễ gây tử vong.

- Và một hậu quả nghiêm trọng phổ biến ở các bệnh nhân tiểu đường là phải tháo khớp chi (còn gọi là hiện tượng đoản chi).

Đa số người mắc bệnh tiểu đường đều cố gắng kiểm soát lượng đường trong máu thông qua ăn uống, luyện tập thể dục hàng ngày và dùng thuốc điều trị, kiểm tra đường huyết. Những việc làm này có thể hạn chế phần nào sự có mặt của các biến chứng không mong muốn.
Bài đăng Cũ hơn
«
Bài đăng Mới hơn
»

Không có nhận xét nào: