Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm, buộc người bệnh phải kiêng cữ nhiều thứ. Trái cây được xem là thực phẩm lành tính nhưng cũng bị liệt kê vào danh sách này. Vậy làm sao người bị tiểu đường vẫn ăn được trái cây mà không có hại cho bệnh?
Lượng đường trong trái cây
Trái cây là loại quả tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trái cây cung cấp cho con người chủ yếu hai nhóm chất là chất xơ và đường. Ngoài ra còn có nước, các nhóm vitamin, chất khoáng, kali, magie… bổ ích cho cơ thể. Chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa – hiệu nghiệm trị chứng táo bón và giảm mỡ máu. Chất béo, chất đạm không nhiều trong trái cây, trừ bơ và sầu riêng. Đặc biệt vitamin C trong trái cây bổ sung collagen nuôi dưỡng da, giúp bạn có làn da căng mịn, chắc khỏe.
Lượng đường trong trái cây tùy theo mỗi giống cây, nơi trồng. Đường chủ yếu trong trái cây có tên gọi là “fructose” (được đặt bởi nhà hóa học người Anh William Miller – 1857), tiếp đó là glucose. Bên cạnh đó, nước thường chiếm 75% - 95% trong mỗi loại quả. Trái nào nước nhiều thì đường ít, ngược lại nước ít thì đường nhiều. Hiện trên thị trường có trái cây sấy khô và trái cây tươi. Đường trong trái cây khô chiếm khoảng 40%-60%, trái cây tươi cao hơn nếu cùng trọng lượng.
Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể ăn trái cây nhưng không được thoải mái như người không bệnh. Số lượng ăn và loại quả ăn cần đúng liều lượng để không làm đường tăng lên hay hạ xuống.
>>>> Tư vấn cách lựa chọn máy thử đường huyết trên thị trường hiện nay
Cách chọn trái cây cho người tiểu đường
- Dùng trái cây tươi: trái cây tươi tốt hơn trái cây khô vì chưa qua bảo quản, không có chất phụ gia. Trái cây khô đã qua quá trình sấy, phơi, tẩm, ướp nên không tốt cho người đang bị đái tháo đường.
- Ăn loại trái cây nhiều chất xơ, nước: dưa hấu, dưa leo… Hạn chế ăn sầu riêng, vải, nhãn, mít… vì có nhiều đường. Các loại quả ít đường có thể kể đến thanh long, bưởi, chanh, cóc…
- Không bỏ bữa chính hoặc ăn trái cây thay cho bữa ăn chính để lượng đường ổn định.
>>>> Địa điểm bán que thử đường huyết uy tín chất lượng hiện nay
Lưu ý: Mỗi bệnh nhân tiểu đường có cơ địa khác nhau nên thay đổi đường huyết khác nhau khi hấp thu cùng lượng và cùng loại trái cây. Do đó cần dựa trên kinh nghiệm của mỗi bệnh nhân mà chọn loại quả nào cho thích hợp. Tốt nhất với trái cây vỏ mềm thì ăn cả vỏ, xác, chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường và chống táo bón. Không nên dùng nước ép trái cây vì dễ làm đường huyết sau ăn tăng cao. Nước ép trái cây như cam, dứa (thơm) hay nước dừa, nước mía chỉ có thể dùng khi cấp cứu hạ đường huyết trong trường hợp không có sẵn thức ăn hay nước uống khác.
Không có nhận xét nào: