Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Phát hiện sớm bệnh tiểu đường bằng cách kiểm soát đường huyết

Nếu chỉ dựa vào những triệu chứng lâm sàng của bệnh đái tháo đường thì người ta rất khó phát hiện bệnh vì những triệu chứng của mỗi người là khác nhau và đa phần nó diễn biến âm thầm khó phát hiện. Khi đó việc phát hiện và kiểm soát đường huyết thường xuyên sẽ là cách phát hiện bệnh sớm nhất.


Dấu hiệu cơ bản của bệnh đái tháo đường


  • Thường xuyên mệt mỏi, hay bị tỉnh giấc giữa đêm

  • Đi tiểu nhiều và thường xuyên khát nước

  • Nhanh đói, do glucose đọng lại trong các tế bào, vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi được những thực phẩm nạp vào thành năng lượng, điều đó khiến bạn luôn có cảm giác đói.

  • Giảm cân không rõ lý do, không kiểm soát

  • Vết thương lâu lành, đặc biệt nếu không may bị nhiễm trùng, xước, thâm tím, nếu thấy vết thương khó lành hơn mức độ bình thường rất có thẻ đó là dấu hiệu bệnh tiểu đường. Đó là do các mạch máu bị hư hạibởi có nhiều glucose di chuyển trong những tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến những vùng khác trên cơ thể.

  • Mắc các bệnh về da, da có cảm giác ngứa, bị khô da hoặc tuần hoàn kém

  • Mắt mờ

  • Nhiễm nấm do tiểu đường khiến cơ thể nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida và những loại nấm khác.

  • Dễ bị cảm cúm và cảm lạnh vì hệ thống miễn dịch suy yếu

Phát hiện sớm bệnh tiểu đường bằng cách kiểm soát đường huyết



Chẩn đoán tiểu đường không hề đơn giản


Nếu chỉ dựa vào những đặc tính một thời của bệnh tiểu đường là người bệnh hay khát nước, gầy, sụt cân, đói… thì có lẽ đã bỏ qua nhiều trường hợp bị tiểu đường khác bởi những triệu chứng thật sự của bệnh tiểu đường rất mơ hồ.

Phương pháp kiểm soát đường huyết


Hiện nay những phương pháp chính để kiểm soát đường huyết bao gồm: thử đường trong nước tiểu, đo đường huyết và một số xét nghiệm chuyên môn. Qua mức đường huyết thay đổi, bạn có thể nắm rõ mình có thuộc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hay không.

Thử đường trong nước tiểu

Phương pháp đo lường lượng đường trong nước tiểu để phát hiện lượng đường cao trong máu. Người bệnh được tư vấn tiến hành xét nghiệm ngay cả khi không có dấu hiệu nghi ngờ. Thông thường trong nước tiểu không có chất đường, thận chỉ bài tiết ra chất đường trong nước tiểu khi trong 24h trước đó lượng đường trong máu cao hơn 180mg.

Thử đường trong nước tiểu là một phương pháp đơn giản, chi phí thấp và tiện lợi cho người bệnh nhưng không chính xác để định bệnh và không trung thực để theo dõi bệnh, ngoài trừ giá trị báo động cho người đã bị bệnh là đường huyết đã tăng cao, nếu như bệnh không có phương pháp xét nghiệm nào khác.

Đo đường huyết

Là phương pháp chủ yếu để phát hiện bệnh tiểu đường. Trị số bình thường của đường huyết dao động trong khoảng 80 – 110mg. Nếu dùng theo đơn vị đo là mol thì những trường hợp có lượng đường trong máu cao hơn 120mh hoặc 65mol thì được gọi là đường máu cao. Ngày nay nhiều người đã sử dụng loại máy đo đường huyết cá nhân để tự theo dõi đường huyết của mình. Loại uy tín có thể kể đến như máy đo đường huyết sapphire plus, BeneCheck.

Cho đến nay, người ta thường đo đường huyết trong tĩnh mạch lúc đói. Tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

Kết quả chỉ phản ảnh lượng đường trong máu vào thời điểm xét nghiệm. Vậy nên không thể nào khẳng định bệnh nhân bị tiểu đường khi chỉ căn cứ vào trị số đường huyết của ngày hôm nay.

Lượng đường trong máu lúc sáng sớm có thể tăng cao hơn bình thường

Tóm lại không thể dựa vào kết quả của một vài lần xét nghiệm để khẳng định, chẩn đoán người bị tiểu đường. Trong tiến trình theo dõi bệnh tiểu đường trên người đã bị bệnh cũng vậy. Không thể đánh giá diễn tiến của bệnh nếu chỉ dựa vào vài kết quả thử máu.

Trường hợp nghi ngờ bệnh, nhiều thầy thuốc đặt nặng giá trị vào phương pháp đo đường huyết sau khi ăn. Với người không bị bệnh, cho dù có ăn ngọt bao nhiêu thì đường huyết vẫn trở về bình thường trong vòng 2 giờ sau bữa ăn còn người bệnh tiểu đường thì không như thế.
Bài đăng Cũ hơn
«
Bài đăng Mới hơn
»

Không có nhận xét nào: