Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Phòng ngừa bệnh tiểu đường bằng gạo lức

Có một nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng sử dụng nhiều gạo trắng sẽ gây nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn, như vậy có nên chuyển qua ăn gạo lứt không?

Thưa BS Tuyết Hoa,
Tôi đọc thông tin trên mạng thấy nội dung sau:
“Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard nói, gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì làm tăng hàm lượng đường trong máu.
Nghiên cứu trên 200.000 người Mỹ cho thấy, những người ăn gạo trắng đều dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.
Các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận: Những người ăn nhiều hơn 150g gạo trắng mỗi tuần sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nhiều hơn những người ăn gạo lứt trong một tháng khoảng 17%. Mặc dù chỉ 2% số người trong nghiên cứu sử dụng gạo trắng nhưng kết quả này rất quan trọng.
Nhưng nghiên cứu trên những người ăn gạo lứt lại cho ra kết quả ngược lại, họ không có dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2.
Giống như nhiều loại ngũ cốc khác, gạo lứt có nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần. Trong khi đó, cám và các vi khuẩn có lợi trong gạo trắng đã bị loại bỏ trong quá trình xay xát.
Điều này khiến cho gạo trắng có tỉ lệ Glycemic (GI) cao hơn, đây là nhân tố làm tăng hàm lượng đường trong máu”.
phong-ngua-benh-tieu-duong-bang-gao-luc

Tôi xin hỏi, nếu theo nghiên cứu trên thì người Việt Nam có nguy cơ mắc tiểu đường rất cao phải không BS, vì chúng ta ăn một ngày đến 2-3 bữa cơm? Vậy tôi có nên chuyển sang ăn gạo lứt không? Mong BS Tuyết Hoa cho ý kiến, tôi xin cảm ơn!
Thanh Hải – Bình Chánh, TPHCM
Chào anh,
Gạo trắng thuộc nhóm carbohydrate có chỉ số đường (GI >70), cao hơn so với gạo lứt (# 60). Do gạo lứt (lức) còn có lớp vỏ bên ngoài, đây chính là chất xơ giúp chậm hấp thu đường, do vậy đường huyết ngay sau ăn 1 chén gạo trắng  sẽ tăng cao hơn đường huyết sau ăn 1 chén gạo lứt.
Những nghiên cứu gần đây ghi nhận người có chế độ ăn với thức phẩm có GI thấp trong nhiều năm thì nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 và bệnh mạch vành thấp hơn nhiều so với ăn nhóm thực phẩm có GI cao.
Tuy nhiên, những vùng như châu Á và Peru, nơi người dân ăn cơm gạo và khoai tây (vốn có chỉ số GI cao) nhưng lại không béo phì hoặc ĐTĐ nhiều hơn các dân tộc khác, có lẽ do thói quen ăn nhiều trái cây và rau cải góp phần tích cực giảm tác động lên đường huyết ở họ.
Khi chọn thực phẩm ăn uống, giới y học luôn khuyến cáo chúng ta hãy quan tâm đến nhóm có chỉ số GI thấp nhưng chính tổng lượng carbohydrate trong khẩu phần hàng ngày mới là yếu tố quan trọng nhất và mạnh nhất có ảnh hưởng đến những bệnh mạn tính này (nghĩa là số gam carbohydrate ảnh hưởng lên mức đường huyết nhiều hơn là chỉ số GI).
Ngoài ra còn nhiều yếu tố chi phối sự ảnh hưởng của chỉ số GI trong thức ăn với đáp ứng đường huyết.
Ví dụ, GI thay đổi theo kiểu chế biến, thời gian lưu trữ, phương pháp nấu nướng, ngay cả cùng là khoai tây nhưng GI cũng khác nhau…, đáp ứng lên đường huyết rất thay đổi từ người này sang người khác, thay đổi trong cùng một người từ ngày này qua ngày khác vì tùy thuộc vào hàm lượng đường trong máu, mức độ kém nhạy cảm với insulin và nhiều yếu tố khác.

Bài đăng Cũ hơn
«
Bài đăng Mới hơn
»

Không có nhận xét nào: